Ngày xưa có một chuyện tình


No photo description available.

"Để đến được thảo nguyên bình yên, đôi khi con người ta buộc phải leo qua những ngọn núi cao trong lòng mình." 
Ngày xưa có một chuyện tình 
- Nguyễn Nhật Ánh- 

Ngày xưa có một chuyện tình có thể nói là một cái kết đẹp cho "Mắt biếc" - "lưng chừng xuân". Mỗi một người con gái đều mong cầu tìm thấy được Vinh hay Ngạn cho cuộc đời mình, Hà Lan không may mắn nhưng cô Miền ở câu chuyện tình này thì rốt cục đã thực sự hạnh phúc, giữa hai người đàn ông. Dũng là tuổi trẻ của Hà Lan giống như Phúc là tuổi thanh xuân của Miền vậy, mình không thích dùng hai từ "bồng bột" để nói về tuổi trẻ của những con người - đã - từng - có - tuổi - trẻ, đặc biệt , với tình yêu.

Tình yêu không có sự bồng bột, mỗi một sự lựa chọn đều thực tâm xuất phát từ tình cảm thật lòng, là sự rung cảm đến từng nhịp đập, là sự tê dại khi chạm ánh mắt nhìn, dù dài lâu hay chỉ trôi qua mau như một áng mây cuối trời thì sự lựa chọn của trái tim trong chuyện tình cảm đều đáng được ghi nhận và tôn trọng. 

Xuân Quỳnh và Xuân Diệu là hai nhà thơ tình mình thích nhất từ thời biết đến "thơ văn" là gì. Mình thích vì ở họ, tình yêu chính là bản năng, mình trước giờ, luôn cho rằng "yêu" chính là bản năng. Tình cảm chính là sự ngoại lệ của một ai đó với một ai đó giữa hàng vạn con người. Tình cảm cũng chính là sự "không thể lý giải nổi" của bất kể kết quả nào hiện hữu.
Thế nên, dù là Miền, Hà Lan, hay Phúc, Dũng đều chẳng ai có lỗi trong những câu chuyện tình lâm li bi đát, đầy drama và cũng hết sức bản năng ấy. Mình cũng tin chắc rằng, nếu được phép quay lại, chính Miền của gần 30 năm sau vẫn sẽ yêu Phúc như cô Miền của năm ấy. Yêu đương chính là thế. Xúc cảm chính là chân lý, tình yêu chính là câu trả lời thỏa đáng nhất cho mọi khúc mắc.
Nhiều người trách tại sao Vinh phải chờ đợi, chấp nhận và vị tha như vậy với Miền? Có câu trả lời nào hợp lý hơn hai chữ Tình Yêu.

Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh từng khẳng khái thừa nhận về tình yêu của phái nữ, rằng:
"Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nỗi mìnhSóng tìm ra tận bể"- Trích "Sóng"
Trước đó 3 thập niên, Ông hoàng Thơ tình Xuân Diệu cũng từng tha thiết:
"Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết."
- Trích "Yêu"-
Thế mới nói, việc "định nghĩa chữ Yêu" nói đơn giản cũng không hẳn mà phức tạp thì cũng có vẻ...sai sai, nên thôi vậy, Xuân Diệu cũng cố vấn rằng:
"Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!Có nghĩa gì đâu, một buổi chiềuNó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu..."- Trích "Vì sao"-
Vậy nên, thôi đắn đo lẩn quẩn với câu hỏi:
- Vì sao Hà Lan yêu Dũng mà không chọn Ngạn?
- Vì sao Miền lại dâng hiến tuổi trẻ cho Phúc mà không phải là Vinh
- Rồi vì sao Ngạn và Vinh lại chấp nhận đợi chờ [không biết có kết quả hay không] Hà Lan và Miền.

Cũng bởi Yêu thôi, có gì đâu, nhưng thôi, phân tích sâu nữa thì thật ra là hai cậu này "nhát" quá, chứ phải được cái "dám yêu dám hận" của cô Quỳnh nhập thì có phải đã bớt khổ đau rồi hay không? :D

Tóm lại, Ngày Xưa Có Một Chuyện Tình vẫn là một trong những Truyện dài yêu thích của mình của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Lúc trước đọc Mắt Biếc khi tuổi còn là con nít ranh [mươi tuổi], giờ gặp Vinh vs Miền thì cũng ngót ngét leo lên gần băm. Lại sắp bước thêm vài bước đến con dốc của cuộc đời rồi. Nhưng cái sự mơ mộng thì cứ cố hữu, cứ tìm về với những trang viết của bác Ánh nếu mình nhớ những ngày xưa cũ vàng son nhé.

#docsachvoiGiao #radiovoiGiao

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tốt nghiệp và Mùa Rơi

[TÔI 18] MỐI TÌNH ĐẦU

[TÔI 18] TỐT NGHIỆP